So sánh ISO 22000 và FSSC 22000


Thực tế có không ít bạn nhầm lẫn giữa hai tiêu chuẩn ISO 22000 và FSSC 22000. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu sự khác nhau giữa ISO 22000 và FSSC 22000 để giúp bạn phân biệt rõ hai tiêu chuẩn này ngay sau đây.

Sự khác nhau giữa chứng nhận ISO 22000chứng nhận FSSC 22000 là gì? Áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 hay tiêu chuẩn FSSC 22000 mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn? là những thắc mắc thường gặp của doanh nghiệp khi triển khai xây dựng và vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình. Để tìm được đáp án cho riêng mình, quý doanh nghiệp đừng bỏ qua bài chia sẻ của KNA CERT dưới đây.

Trước khi đi tìm hiểu sự khác nhau giữa ISO 22000 và FSSC 22000 thì doanh nghiệp cần nắm rõ những thông tin cơ bản về hai tiêu chuẩn này như sau:

1. Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 hay Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn được xây dựng bởi ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế). Đây là tiêu chuẩn được áp dụng cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 áp dụng trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000 dựa trên các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các tiêu chuẩn về thực hành sản xuất tốt (GMP) trong toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng thực phẩm. ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế, nên được thừa nhận và áp dụng rộng rãi hầu hết các quốc gia trên thế giới.

2. Tiêu chuẩn FSSC 22000

Tiêu chuẩn FSSC 22000 là tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hệ thống FSMS do hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực Phẩm xây dựng và ban hành. Nền tảng để xây dựng tiêu chuẩn này là sự kết hợp hài hòa giữa tiêu chuẩn ISO 22000:2005, tiêu chuẩn kỹ thuật ISO/TS 220002-1:2009 (trước đây là sự kết hợp giữa ISO 22000:2005 và PAS 220:2008) và một số yêu cầu bổ sung khác. Tiêu chuẩn FSSC 22000 áp dụng trong doanh nghiệp

Khi một tổ chức hay doanh nghiệp đạt được chứng nhận FSSC 22000 thì cũng sẽ được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này có giá trị tương đương và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn như GLOBALGAP, BRC, SQF, IFS, BAP...

 

So sánh sự khác nhau giữa ISO 22000 và FSSC 22000

Theo các thông tin trên, có thể thấy ISO 22000 và FSSC 22000 đều là các tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của doanh nghiệp/tổ chức thực phẩm. Nhưng về cơ bản hai tiêu chuẩn này cũng có sự khác biệt.

Cụ thể sự khác nhau giữa ISO 22000 và FSSC 22000 được biểu hiện ở những điểm sau đây:

Tiêu chuẩn FSSC 22000 đưa ra nhiều tiêu chuẩn, yêu cầu hơn về hệ thống FSMS đòi hỏi các tổ chức/doanh nghiệp phải đáp ứng so với ISO 22000

Nền tảng FSMS của ISO 22000 rộng hơn so với FSSC 22000. Bởi các yêu cầu trong ISO 22000 không quá cứng nhắc đối với chính sách doanh nghiệp cũng như các tổ chức chứng nhận

Yêu cầu trong FSSC 22000 đối với cơ sở hạ tầng của tổ chức/doanh nghiệp có phần cứng nhắc hơn ISO 22000.

Hệ thống tài liệu của tiêu chuẩn FSSC 22000 có phần phức tạp hơn tiêu chuẩn ISO 22000 bởi có nhiều yêu cầu, quy định và thời gian xây dựng hơn

Do các yêu cầu của FSSC 22000 rộng và cứng nhắc hơn ISO 22000 nên để đạt được chứng nhận FSSC 22000 đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn so với chứng nhận ISO 22000

Dù hiệu lực của hai chứng nhận này đều là 3 năm kể từ ngày cấp nhưng so với các cuộc đánh giá thường niên của ISO 22000 được thông báo trước thì các đợt kiểm tra của FSSC 22000 mang tính đột xuất và không báo trước

Chứng nhận ISO chỉ được công nhận bởi các tổ chức chứng nhận có tham gia diễn đàn quốc tế, trong khi FSSC 22000 được chứng nhận bởi GFSI, BAP, SQF, IFS, BRC...

 

Một số điểm khác biệt giữa ISO 22000 và FSSC 22000

Qua bài viết trên, hy vọng quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ sự khác nhau giữa ISO 22000 và FSSC 22000 và dễ dàng phân biệt được hai tiêu chuẩn này. Nếu quý bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tiêu chuẩn ISO 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000, hãy liên hệ ngay với KNA CERT theo số điện thoại 093.2211.786 để nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này nhé.

Xem thêm Các tiêu chuẩn trong ngành thực phẩm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Saigontourist áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001

Vai trò của ISO 9001 trong ngành dệt may

Các yêu cầu chung về quản lý chất lượng của tiêu chuẩn FSC