Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2023

ISO 13485 và sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang

 Theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý trang thiết bị y tế, ngày 01/01/2020 là thời hạn cuối để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế hoàn thành áp dụng và đạt chứng nhận ISO 13485. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Nguyễn Tất Thắng, thành viên sáng lập Diễn đàn ISO Việt Nam, đến hết tháng 4/2020, số đơn vị đạt chứng nhận ISO 13485 vẫn còn rất khiêm tốn. Theo ông Thắng, tiêu chuẩn ISO 13485 được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9000, trong đó quy định những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại những doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất các dụng cụ y tế. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích đảm bảo việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các quy định luật pháp hiện hành; Duy trì hiệu quả các quy trình, quản lý rủi ro trong các khâu thiết kế, sản xuất, phân phối các dụng cụ y tế một cách an toàn. Ông Nguyễn Tất Thắng cho biết, mặc dù được xây dựng dựa trên nền tảng của tiêu c

Triển khai iso 45001 cho doanh nghiệp Việt Nam

 Những thuận lợi khi triển khai nhiệm vụ là các doanh nghiệp có được sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp sau khi cam kết tham gia dự án đều nhận thức rõ tầm quan trọng của ATSKNN, rất quyết tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện hệ thống, hoàn thiện bộ phận ATVSLĐ/Ban HSE đã thực hiện các chức năng theo quy định của pháp luật, xác định trách nhiệm và quyền hạn có liên quan, bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên chuyên trách hoặc chịu trách nhiệm về ATVSLĐ, cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ ATVSLĐ, văn bản pháp luật về ATVSLĐ cơ bản được doanh nghiệp tuân thủ… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã có nền tảng quản lý các hoạt động thông qua các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn ISO 9001 , tiêu chuẩn ISO 14001 , OHSAS 18001, 5S… và lực lượng chuyên gia đào tạo, hướng dẫn có kiến thức và kinh nghiệm về hệ thống quản lý ATSKNN. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và áp dụng các doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn như: Kế hoạch SXKD của doanh nghiệp ảnh h

Nâng cao nhận thức an toàn nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001

 An toàn lao động cần trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong mọi ngành sản xuất và để giải quyết vấn đề này, tiêu chuẩn ISO 45001 như một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc tế đầu tiên trên thế giới. Tiêu chuẩn này phù hợp cho các tổ chức trong bất kỳ lĩnh vực nào, giúp đơn giản hóa hoạt động cho các tổ chức giao dịch quốc tế. Tiêu chuẩn mới thay thế OHSAS 18001 và các tiêu chuẩn cụ thể theo quốc gia khác và các tổ chức đã được chứng nhận OHSAS 18001 có ba năm để chuyển đổi ISO 45001: 2018 được áp dụng cho mọi tổ chức bất kể quy mô, loại hình, hoạt động của tổ chức. Mục tiêu chính của hệ thống quản lý quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 bao gồm: Cải tiến liên tục hiệu suất quản lý Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp (OH & S); Đảm bảo việc thực hiện yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác, đạt được các mục tiêu của OH&S. Bên cạnh đó, lợi ích của ISO 45001 đối với doanh nghiệp có thể thấy như: Giảm thiểu rủi ro tổn thương và bệnh tật tại nơi làm v

Công ty Cổ phần Phú Khang áp dụng hệ thống quản lý ISO 14001

 Công ty Cổ phần Phú Khang (Quốc lộ 39A - Bảo Khê - TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) đang áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 mang lại hiệu quả. Tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí hậu. Đây là bằng chứng về trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh nghiệp và là tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung ứng, đặc biệt là đối với những đối tác, khách hàng có ý thức về môi trường. Với mục tiêu phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Phú Khang đã vượt qua mọi tiêu chuẩn ngặt nghèo khi áp dụng hệ thống quản lý ISO 14001:2015. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là một phần của bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý môi trường, được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động, quy định cụ thể yêu cầu quan trọng nhất để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi trường của tổ chức doanh nghiệp, phương pháp quản lý và cải tiến toàn bộ

Áp dụng iso 14001 tại công ty CP may xuất khẩu Minh Khang

 Một trong những yêu cầu chính của Hệ thống quản lý môi trường là xác định khía cạnh môi trường – tìm kiếm hoạt động của Tổ chức – doanh nghiệp có tác động đến môi trường. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, Công ty CP may xuất khẩu Minh Khang đã xác định, thực hiện và duy trì thủ tục để xác định khía cạnh này. Để xác định cụ thể khía cạnh môi trường cho mọi họat động trong công ty, thông thường hệ số tác động môi trường được lượng hóa qua công thức (Chỉ số tác động môi trường = Mức độ nghiêm trọng x Khả năng xảy ra) và tùy từng yêu cầu, từng thời điểm mà Công ty CP may xuất khẩu Minh Khang đã chọn mức điểm của hệ số này để xác định đâu là khía cạnh gây tác động đáng kể đến môi trường. Khi xác định khía cạnh môi trường Công ty CP may xuất khẩu Minh Khang đã quan tâm đến các họat động quản lý môi trường của mình. Công ty đã lập thành văn bản và cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng khía cạnh môi trường có ý nghĩa được xem xét đến như: Xác định các khía cạnh có hoặc có thể

ISO 14001 giúp các doanh nghiệp ngành dệt may phía Nam hạn chế rủi ro về môi trường

 Từ ngày 03 đến ngày 07 tháng 11 năm 2021 tại Bình Dương đã tổ chức khóa đào tạo: “Đào tạo nhận thức chung; hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường” cho các doanh nghiệp CNHT ngành dệt may Việt Nam. Theo các chuyên gia giảng dạy tại khóa học, khi vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được xã hội chú ý, việc xây dựng một hệ thống quản lý nhằm giảm tác động tiêu cực trong hoạt động sản xuất đang được các doanh nghiệp chú trọng. Tuy nhiên, khi tiếp cận với ISO 14001, đa số doanh nghiệp đều không biết nhiều về chứng nhận ISO 14001. ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Nó cung cấp một khuôn khổ mà một tổ chức có thể tuân theo, thay vì thiết lập các yêu cầu về hoạt động môi trường. Là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường, ISO 14001 là một tiêu chuẩn tự nguyện mà các tổ chức có thể chứng nhận. Tích hợp nó với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, phổ biến nhất là tiêu chuẩn IS