ISO 22000 giúp nhận diện và chuẩn hoá quá trình thuận lợi
Mô hình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 tại Công ty CP Đầu tư Phát triển Thương mại và Dịch vụ Bảo An được triển khai đã tiết kiệm được nguồn kinh phí không nhỏ cho doanh nghiệp này.
Theo
chuyên gia chứng nhận ISO 22000, việc
triển khai Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ giúp cho doanh nghiệp
được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm
và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu
dùng.
Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 22000: Áp dụng đúng, hiệu quả tức thì
Nhận định
về quá trình triển khai tại Công ty Bảo An, chuyên gia cho biết, sau khi doanh
nghiệp triển khai ISO 22000, hệ thống ATTP đã được xây dựng và áp dụng đã giúp
nhận diện và chuẩn hoá quá trình trong hệ thống giúp việc vận hành hệ thống được
hiệu quả và thuận tiên hơn. Cụ thể mang lại hiệu quả về thời gian, chi phí cho
các cuộc đánh giá, xem xét của lãnh đạo, giúp tiết giảm chi phí do sự tích hợp
tinh gọn trong hoạt động doanh nghiệp.
“Sau
khi thực hiện tích hợp hai ban ISO thành 1 số lượng nhân sự giảm đi và số lượng
giảm đi nên chi phí cho nhân sự cũng giảm đi đáng kể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm
hàng trăm triệu đồng”, chuyên gia cho biết.
Bên cạnh
đó, còn tiết kiệm thời gian đánh giá nội bộ. “Theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoạt
động đánh giá nội bộ phải được thực hiện định kỳ ít nhất 1 lần/ năm. Chính vì vậy
khi Công ty áp dụng hai hệ thống Ban ISO đã thực hiện hai lần đánh giá nội bộ
toàn diện tại các phòng ban bộ phận trong công ty. Hoạt động đánh giá được các
chuyên gia của công ty thực hiện 4 ngày/ một đợt đánh giá, như vậy một năm công
ty mất 8 ngày cho hoạt động đánh giá nội bộ. Tuy nhiên sau khi thực hiện hoạt động
tích hợp hoạt động đánh giá được tiến hành đánh giá đồng thời hai tiêu chuẩn
nên số lượng ngày đánh giá giảm xuống còn 4 ngày, giảm được 1/2 so với khi chưa
thực hiện hoạt động tích hợp”, ông Bình chia sẻ.
Không
chỉ tiết kiệm chi phí, thời gian, khối lượng công việc đối với nhân viên, người
lao động cũng giảm đáng kể. Đối với cán bộ vận hành trực tiếp hệ thống thì việc
ghi chép hồ sổ sách giảm rất nhiều tuy nhiên vẫn kiểm soát được các công việc một
cách hiệu quả; Hệ thống tài liệu cũng giảm đi 1/2 nên việc tìm hiệu hệ thống
quy định cũng thực hiện một cach dễ dàng; Hệ thống tài liệu tích hợp được thiết
kế một cách trình tự thống nhất…
Còn đối
với các cán bộ quản lý, khi thực hiện hoạt động tích hợp đã giải quyết được việc
chồng chéo trong công tác quản lý bới việc thực hiện kiểm soat được quy về một
mối; Hệ thống được tinh giảm và sát với thực tế công ty nên người lao động
không thực hiện các công việc mang tính đối phó, nên người quản lý có nhiều thời
gian tập chung vào được các vấn đề trọng điểm khác của công ty; Do hệ thống
tích hợp áp dung trong công ty đã chỉ rõ được chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
nên sự phối hợp của các cán bộ quản lý gặp thuận lợi vì mọi công việc được xác
định và làm rõ từ đầu.
“Rõ
ràng hệ thống tích hợp đã giúp các bộ quản lý và người lao động phối hợp với
nhau một cách nhịp nhàng không có thực hiện mang tính đối phó. Nó còn giúp việc
xác định các mục tiêu chất lượng được tập trung vào các yêu cầu trọng điểm nên
việc đạt được mục tiêu đề ra một cách dễ dàng hơn”, chuyên gia nhận định.
Dù đã
đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình triển khai áp dụng, ông Bình
cũng đưa ra những khuyến nghị cần thiết để mô hình hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 tại Công ty Bảo An hoạt động hiệu quả hơn nữa
trong thời gian tới. Đó là công ty cần tiếp tục duy trì áp dụng hệ thống an
toàn thực phẩm theo ISO 22000 nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm và đảm bảo an toàn thực trong suốt toàn bộ vòng đời của quá trình tạo sản
phẩm.
“Hiện
công ty đang có kế hoạch xây dựng tiếp hệ thống quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 kiến nghị
công ty đưa vào trong hệ thống tích hợp mà công ty đang áp dụng và duy trì”,
chuyên gia nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét