Giảm chi phí và tăng hiệu quả lợi nhuận nhờ ISO 14001
Cùng với
quá trình thực hiện các cam kết theo lộ trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là yêu
cầu hiệp định CPTPP và EVFTA và các hiệp định thương mại tự do khác, việc cam kết
và khả năng bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải và ngăn ngừa ô nhiễm, tuân thủ
các yêu cầu pháp luật liên quan theo ISO 14001:2015 trở thành một phần không thể
thiếu trong chương trình thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp.
ISO
14001, là một trong những tiêu chuẩn hệ thống quản lý thành công nhất của ISO.
Sau 19 năm kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 đã được xem xét và
ban hành phiên bản mới năm 2004. Kể từ đó tới nay, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 -
Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng đã được áp dụng
rộng rãi tại 155 quốc gia trên toàn thế giới và 324.148 chứng chỉ đã được cấp
cho các tổ chức, tăng thêm 22.526 chứng chỉ so với năm 2013 (theo Báo cáo khảo
sát của ISO năm 2014).
Quản
lý môi trường đóng một vai trò ngày càng tăng trong quá trình lập kế hoạch chiến
lược của tổ chức. Một yêu cầu mới để hiểu bối cảnh của tổ chức đã được thiết lập
nhằm xác định và tạo ra cơ hội đòn bẩy cho lợi ích của cả tổ chức và môi trường
của tổ chức. Một chú ý đặc biệt dựa trên các vấn đề hoặc hoàn cảnh thay đổi
liên quan đến các nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan (bao gồm cả yêu cầu
điều chỉnh) và điều kiện môi trường địa phương, môi trường khu vực hoặc toàn cầu
có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức. Một khi xác định ưu
tiên, các hành động để giảm thiểu rủi ro bất lợi hoặc khai thác các cơ hội có lợi
được tích hợp trong các kế hoạch hoạt động của hệ thống quản lý môi trường ISO
14001.
Để đảm
bảo sự thành công của hệ thống, một điều khoản mới đã được thêm vào để phân
công trách nhiệm cụ thể đối với những người trong vai trò lãnh đạo nhằm thúc đẩy
về quản lý môi trường trong tổ chức.
Có một
sự kỳ vọng lớn ở các tổ chức nhằm cam kết tiên phong trong việc bảo vệ môi trường
khỏi bị tổn hại và suy thoái, phù hợp với bối cảnh của tổ chức. Chứng nhận ISO 14001:2015 không đưa ra
định nghĩa khái niệm về “bảo vệ môi trường” nhưng lưu ý rằng nó có thể bao gồm
phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu và thích ứng biến đổi
khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, .v.v…
Việc
nhấn mạnh đến cải tiến liên tục, từ việc cải tiến hệ thống quản lý, nhằm mục
đích nâng cao kết quả hoạt động môi trường. Phù hợp với các cam kết trong chính
sách của mình và trong khả năng, tổ chức sẽ giảm lượng phát thải, nước thải và
chất thải tới mức quy định của tổ chức.
Hội thảo:
Phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn 14001:2015 cho các doanh nghiệp
CNHT ngành dệt may Việt Nam đáp ứng yêu cầu hiệp định cuả CPTPP và EVFTA. Vì lý
do dịch bệnh nên các đại biểu, học viên đều phải tuân thủ các khắt khe quy định
phòng chống dịch từ hướng dẫn Bộ Y tế.
Bên cạnh
việc bổ sung các yêu cầu hiện tại để quản lý các khía cạnh môi trường liên quan
đến hàng hóa và dịch vụ mua sắm, các tổ chức sẽ cần phải mở rộng việc kiểm soát
và ảnh hưởng của họ với các tác động môi trường liên quan tới việc sử dụng sản
phẩm và việc xử lý hay thải bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời. Điều này không mang ý
nghĩa là yêu cầu đánh giá vòng đời sản phẩm.
Trao đổi
thông tin bên ngoài và nội bộ được nhấn mạnh, được bổ sung trong việc phát triển
chiến lược truyền thông. Điều này bao gồm yêu cầu về thông tin phù hợp và đáng
tin cậy, và thiết lập cơ chế để mọi người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức
có thể đề xuất cải tiến liên quan đến hệ thống quản lý môi trường. Quyết định
trao đổi thông tin với bên ngoài được lưu giữ bởi tổ chức, tuy nhiên quyết định
này cần phải tính tới thông tin phải được báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản
lý và sự mong đợi của các bên quan tâm.
Phiên
bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm
quản lý rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản ISO 14001:2015 cũng chú trọng
hơn tới vai trò của lãnh đạo đối với tổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản
lý môi trường. Ngoài ra, sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường
bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.
Xem thêm Thủy Sinh Kim áp dụng thành công HTQL ISO 14001 vào hoạt động du lịch
Nhận xét
Đăng nhận xét