Tiêu chuẩn ISO 22000 đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất

 Áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội như sự bùng phát các mối nguy từ thực phẩm.

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề sản xuất, kinh doanh cùng với đó là vấn nạn về thực phẩm bẩn và nỗi lo từ phía người tiêu dùng đã đặt áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm đòi hỏi tất cả các sản phẩm của họ xuất ra thị trường phải đạt một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhất định.

Xem thêm ISO 22000 đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất

Việc cần thiết có một hệ thống quản lý chất lượng có vai trò “đồng hành” cũng doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đảm bảo an toàn thực phẩm là rất cần thiết và cấp bách. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng có sự đóng góp của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm cung cấp một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện giúp doanh nghiệp kiểm soát được mối nguy trong bất cứ giai đoạn nào của chuỗi thực phẩm: từ khâu bắt đầu nuôi trồng, đánh bắt cho đến chế biến, sản xuất và cuối cùng là tiêu thụ ra thị trường.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 được xây dựng dành cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi thực phẩm không phân biệt quy mô. Cụ thể như: Trang trại trồng trọt và chăn nuôi; Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản; Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng; Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống; Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn gia súc; Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị; Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm; Thực phẩm chức năng; Các hãng vận chuyển thực phẩm; Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ;…

Lợi ích đem lại từ việc áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000 đó là giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu; Có thể được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn hoặc hợp quy; Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, chứng nhận HTQL chất lượng là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu; Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế; Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương; Sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, chứng nhận hệ thống quản lý trong công bố hợp chuẩn, hợp quy; Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng; Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 không những giúp các tổ chức trong chuỗi thực phẩm có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đúng tiêu chuẩn, mà còn giúp họ có được nền tảng để kiểm soát mối nguy, phát triển hệ thống và nâng cao an toàn thực phẩm. Đây cũng là thước đo giá trị của tổ chức và niềm tin của khách hàng khi sử dụng thực phẩm an toàn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp dụng ISO 14001 hướng đến mô hình du lịch xanh tại Công ty TNHH Hoàng đế Du thuyền

Vai trò của ISO 9001 trong ngành dệt may

Saigontourist áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001