ISO 2000 giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xem thêm Kinh nghiệm Áp dụng ISO 22000 từ Nhựa Rạng Đông Long An
Hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nhu cầu và đòi hỏi chung của toàn xã hội. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đang và sẽ phải đối mặt với yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm từ cơ quan quản lý, khách hàng, đồng thời phải đảm bảo đạo đức doanh nghiệp và lợi ích của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với sản phẩm, công nghệ, trình độ nhân viên và định hướng phát triển của doanh nghiệp là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong nền kinh tế toàn cầu.
Một trong những cách tiếp cận đã và đang được thế giới thừa nhận đó là “đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn” bằng việc loại trừ và kiểm soát các mối nguy trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Mối nguy an toàn thực phẩm có thể là mối nguy vật lý, hóa học và sinh học. Chúng có thể phát sinh, tồn tại và nhân lên trong các công đoạn hình thành sản phẩm thực phẩm, từ khâu nuôi trồng, thu hoạch hoặc giết mổ, sơ chế và chế biến nguyên liệu thực phẩm đến khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển đồ ăn thức uống đến người tiêu dùng cuối cùng.
Theo đó, những mối nguy trên có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu hay loại bỏ bằng cách áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến ISO 22000. Cho dù việc áp dụng và chứng nhận ISO 22000 đối với lĩnh vực không thuộc phạm vi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật là không bắt buộc nhưng xu hướng lựa chọn chứng nhận ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra còn bao gồm yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng, vì vậy việc lựa chọn chứng nhận ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số lợi ích của ISO 22000 có thể kể đến như: Với những doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bởi Giấy chứng nhận ISO 22000 nằm trong bộ hồ sơ đăng ký FDA cho cơ sở thực phẩm;
Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm: Khi áp dụng ISO 22000, các doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ... qua đó giảm chi phí lãng phí do sản phẩm hư hỏng, sai lỗi;
Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng: Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn. Từ đó, giúp thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm...
Nhận xét
Đăng nhận xét