Phát triển chính quyền số nhờ ISO 9001

Năm 2022, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch cải cách hành chính, trong đó việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong những mục tiêu quan trọng về phát triển chính quyền số.

Thực hiện Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2022, nhiệm vụ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 là một trong những nhiệm vụ góp phần xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số. Sở Xây dựng ban hành kế hoạch duy trì và cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan năm 2022.

UBND tỉnh Thái Bình tục tiêu tiếp tục thực hiện việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác hiện đại hóa nền hành chính.

Các hoạt động cần thực hiện là soát, cập nhật để hoàn thiện các nội dung về quy định, quy trình xử lý công việc, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong việc đáp ứng yêu cầu của người dân vì đây là nhiệm trọng tâm và xuyên suốt trong công tác cải cách hành chính. Các phòng, đơn vị thuộc Sở thường xuyên kiểm tra, rà soát các văn bản pháp luật mới ban hành và có liên quan đến hoạt động xây dựng để thực hiện công tác công bố lại khi có sự thay đổi phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.

Nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện việc duy trì và áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Cải tiến hệ thống ISO theo mô hình ISO điện tử tích hợp và đồng bộ với hệ thống tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

Thực hiện việc kiện toàn lại Ban Chỉ đạo Hệ thống quản lý chất lượng ISO, Đoàn đánh giá nội bộ của Sở theo quy định. Các phòng, đơn vị thuộc Sở chủ động phối hợp với Văn phòng Sở Xây dựng các quy trình nội bộ, quy trình giải quyết công việc chuyên môn để trình Ban Chỉ đạo ISO Sở công bố đưa vào áp dụng tại cơ quan. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 theo định kỳ tại cơ quan. Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ duy trì và cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015.

1. Ban Chỉ đạo ISO của Sở: Chỉ đạo thực hiện việc duy trì, mở rộng, cải tiến có hiệu quả HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan. Ban hành chương trình đánh giá nội bộ định kỳ theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở chủ động cập nhật, sửa đổi, bổ sung xây dựng các quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC, quy trình giải quyết công việc chuyên môn và thực hiện việc công bố lại hệ thống theo quy định để đưa vào áp dụng trong nội bộ cơ quan. Tổ chức tổng kết, đánh giá việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan; đề nghị các hình thức thi đua khen thưởng lên cấp trên đối với các cá nhân, tập thể trong việc có những sáng kiến duy trì, cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015.

2. Văn phòng Sở: Phối hợp với Ban Chỉ đạo ISO đôn đốc các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình nội bộ TTHC phục vụ cho việc công bố lại hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001:2015 theo quy định. Hướng dẫn các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện việc niêm yết, công khai các quyết định về việc công bố quy trình HTQLCL phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; Mục tiêu chất lượng; Sơ đồ vị trí làm việc, tủ đựng tài liệu tại các phòng và bảng trụ sở cơ quan sau khi được ban hành. Xây dựng dự toán và thực hiện thanh toán kinh phí theo qui định cho Ban Chỉ đạo ISO của Sở về duy trì và cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015. Người dân đến giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Thái Bình.

3. Thanh tra, các phòng chuyên môn thuộc Sở: Chủ động xây dựng, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình nội bộ TTHC, quy trình giải quyết công việc chuyên môn để trình Lãnh đạo Ban Chỉ đạo công bố đưa vào áp dụng tại cơ quan. Chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, rà soát các văn bản pháp luật mới ban hành và có liên quan đến hoạt động xây dựng để có căn cứ cho việc bổ sung, sửa đổi các quy trình, biểu mẫu hồ sơ thủ tục hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đảm bảo chất lượng, thời gian quy định.

Trưởng các phòng chỉ đạo, hướng dẫn công chức của Phòng nắm rõ nội dung các quy trình, thủ tục và các quy định chức năng nhiệm vụ của phòng mình để đáp ứng yêu cầu công việc được giao và phục vụ cho các đợt.

Có thể nói Tiêu chuẩn hay Chứng nhận ISO 9001 mang lại lợi ích có tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực hành chính công

Xem thêm ISO 9001 giúp khẳng định vị thế doanh nghiệp trên thị trường

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Saigontourist áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001

Áp dụng ISO 14001 hướng đến mô hình du lịch xanh tại Công ty TNHH Hoàng đế Du thuyền

Các yêu cầu chung về quản lý chất lượng của tiêu chuẩn FSC